Trang chủ Tìm kiếm Phản hồi

Ngôn ngữ:

Thứ sáu, ngày 09 tháng 09 năm 2016
Tìm kiếm toàn văn:    
Công cụ làm việc cá nhân


    Khái quát Brasil và quan hệ với Việt Nam

    • Send this page to somebody
    • Print this page
    Nguồn: http://vcci.com.vn

    I. KHÁI QUÁT

    1. Bản đồ
    2. Hệ thống chính trị
        Tên quốc gia:
    Tên dài chính thức:  Cộng hoà Liên bang Brazil
    Tên ngắn chính thức: Brazil
        Thủ đô: Brasilia
        Khu vực hành chính: 26 bang
        Các thành phố chính: São Paolo, Rio de Janeiro, Salvador, Belo Horizonte
        Ngày quốc khánh: 7/9 (dành độc lập từ Bồ Đào Nha năm 1822)
        Quyền bầu cử: từ 16 đến 18 tuổi và trên 70 tuổi: tự nguyện; trên 18 và dưới 70 tuổi: bắt buộc.
        Hành pháp:
    - Đứng đầu nhà nước và chính phủ: Tổng thống.
        Tống thống hiện hành  Dilma ROUSSEFF (đắc cử 1/1/2011);
    - Nội các: do Tổng thống bổ nhiệm.
        Lập pháp: Quốc hội lưỡng viện
        Tư pháp: Tòa án liên bang tối cao.

    3. Đặc điểm địa lý
        Tổng diện tích: 8.511.965 km2
    Đất liền: 8.456.510 km2 bao gồm một số đảo lớn nhỏ như Fernando de Noronha, Atol das Rocas, Ilha da Trindade, Ilhas Martin Vaz, and Penedos de Sao Pedro e Sao Paulo
        Vị trí: Phía đông Nam Mỹ, phía đông giáp giới Đại Tây Dương với bờ biển dài 7.491 km. Brazil có đường biên giới với tất cả các nước Nam Mỹ trừ Chi lê và Ecuador, toàn bộ kéo dài 14.691 km (giáp với Argentina: 1.224 km, Bolivia: 3.400 km, Colombia: 1.643 km, Guiana thuộc Pháp: 673 km, Guyana: 1.119 km, Paraguay: 1.290 km, Peru: 1.560 km, Suriname: 597 km, Uruguay: 985 km, Venezuela: 2.200 km)
       Địa thế: đa số bằng phẳng và hơi dốc về phía các vùng đất thấp ở miền bắc; có vài vùng đồng bằng, đồi, núi, và vành đai hẹp vùng duyên hải
    Núi cao nhất: Pico da Neblina (3.014 m)
    Các sông chính: Amazon (3.700 km), Tocantins
       Khí hậu, thời tiết: Hầu hết nhiệt đới , riêng ở miền nam khí hậu ôn đới
      Tài nguyên thiên nhiên: quặng, sắt, mangan, bauxit, kền, uranium, phosphat, thiếc, thuỷ điện, vàng, platinum, dầu mỏ, gỗ.
      Đất sử dụng:
    •    Ct thời vụ: 6,93%
    •    Ct lưu niên: 0,89%
    •    Các dạng sử dụng khác: 92,18%
      Môi trường:
      Các vấn đề hiện nay: nạn phá rừng ở vùng lòng chảo Amazon; ô nhiễm nước và không khí ở Rio de Janeiro, Sao Paolo và vài thành phố lớn khác; đất đai thoái hóa và ô nhiễm nước do các hoạt động khai thác mỏ không phù hợp, tràn dầu.
    Nguy cơ thiên tai: hạn hán ở miền đông bắc; lụt và thỉnh thoảng có đông giá ở miền nam.

    4. Con người.
    Dân số: 201.103.330 (2010)
    Cơ cấu:
    •    0-14 tuổi: 26,7%
    •    15-64 tuổi: 66,8%  
    •    trên 65 tuổi: 6,4%
    Thành phần: da đen 6,2%, da trắng 53,7%, da mầu 38,5%, các nhóm khác 1,6%.  
    Tôn giáo: Công giáo 73,6%, Tin lành 15,4%,
    Ngôn ngữ: tiếng Bồ đào Nha (chính thể), Tây Ban Nha, Anh, Pháp.
    Mức tăng trưởng dân số: 1,166 % (2010)
    Sinh suất: 18,11/1000 dân (2010)
    Tử suất: 6,35/1000 dân (2010)
    Tử suất trẻ dưới 1 tuổi: 21,86/1000 trẻ
    Mức sinh sản: 2,19 con/phụ nữ
    Tuổi thọ bình quân: 72,26 năm
    Tỷ lệ biết đọc-viết:
    •    Toàn dân: 88,6%
    •    Nam giới: 88,4%
    •    Nữ giới: 88,8 %

    II. KINH TẾ

    1. Tổng quan kinh tế:
        Được đặc trưng bởi khu vực nông nghiệp, khai khoáng, sản xuất và dịch vụ rộng lớn và phát triển. Nền kinh tế Brazil cũng như các quốc gia Nam mỹ khác đang mở rộng thị trường ra thế giới. Từ năm 2001-03, nền kinh tế Brazil tăng trưởng chậm, trung bình chỉ tăng 2,2%/năm khi nước này liên tục chịu nhiều biến động trong kinh tế ngoại thương và nội thương. Brazil đã vượt qua những biến động này mà không làm bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tài chính nhờ sự hồi phục nhanh của nền kinh tế Brazil và chương trình kinh tế của cựu Tổng thống CARDOSO và được củng cố thêm bởi Tổng thống LULA DA SILVA. Từ năm 2004, nền kinh tế Brazil tiếp tục tăng trưởng, nhiều việc làm được tạo thêm và thu nhập của người dân cũng tăng thêm. 3 cột trụ của chương trình kinh tế là tỷ giá hối đoái đang thả nổi, chế độ đang hướng tới lạm phát, chính sách tiền tệ chặt, ban đầu được củng cố bởi các chương trình của IMF. Đồng tiền bị sụt giá mạnh trong năm 2001-02, hiện tại đã được điều chỉnh; từ năm 2003 đến 2006, Brazil đã thặng dư mậu dịch, được ghi nhận là giai đoạn thặng dư mậu dịch đầu tiên kể từ năm 1992.

        Năng suất lao động, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đã đóng góp vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu. Nhờ quản lý kinh tế tốt, đã duy trì được những vấn đề kinh tế quan trọng, đáng kể nhất là vấn đề liên quan đến nợ quốc gia. Tổng thống LULA DA SILVA đã cam kết với trách nhiệm tài chính  bằng cách duy trì thặng dư thương mại trong giai đoạn bầu cử 2006. Trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2, Tổng thống LULA DA SILVA tuyên bố cải cách  kinh tế để giảm thuế và tăng đầu tư khu vực công. Một thách thức lớn là suy trì tốc độ tăng trưởng nhanh để tạo ra việc làm và giảm gánh nặng nọ của chính phủ.

       Nền kinh tế Braxin đã kháng cự tốt đối vơí khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đến ngày 22/7/2009 mức dự trữ ngoại tệ đạt 209 tỷ USD, cao hơn mức trước khủng hoảng thế giới diễn ra. Các ngành kinh tế chủ chốt như chế tạo máy bay vận tải tầm ngắn và tầm trung, sản xuất ôtô, khai thác mỏ, luyện kim, dịch vụ, nông sản thực phẩm  đã có tín hiệu vượt qua điểm đáy khủng hoảng, mở mang đầu tư, sản xuất, gọi người lao động trở lại làm việc mà dịp đầu năm tạm nghỉ hoặc mất việc. Thặng dư thương mại tiếp tục ở mức cao.  Chỉ số nhu cầu tiêu dùng nội địa đã tăng cao hơn, nhất là đối với các mặt hàng tiêu dùng lâu bền như xe hơi, điện máy gia đình, chỉ số cho vay tín dụng mua hàng trả góp đã tăng cao hơn tháng 5/2009 và cùng kỳ năm trước. Dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp  FDI giải ngân đạt 11 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2009, mức cao thứ nhì trong 10 năm qua, ước  đạt 25 tỷ USD trong năm 2009.

        Theo báo cáo kinh tế của Uỷ ban Kinh tế Mỹ La tinh của Liên Hiệp Quốc CEPAL, từ năm 2000 đến 2008, quy mô kinh tế GDP của Braxin đã tăng 4,4 điểm phần trăm từ 30,9 % lên 35,3%, đạt 1,435 ngàn tỷ USD trong tổng số GDP của tất cả các nước Mỹ La tinh (kể cả Mexico).

        Do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính toàn cầu, năm 2009, GDP  Braxin tăng trưởng âm nhưng bước sang năm 2010 Brazil đã hồi phục tăng trưởng dương mạnh mẽ.

    2. GDP
        GDP: 2,194 nghìn tỷ USD (2010)
        Tăng trưởng GDP: 7,5% (2010)
        GPD theo đầu người: 10.900 USD (2010)
        GDP theo cơ cấu: (2010)
    •    Nông nghiệp: 6,1%
    •    Công nghiệp: 26,4%
    •    Dịch vụ: 67,5%

    3. Đặc điểm chung các ngành
        Công nghiệp. Hàng dệt và các hàng tiêu dùng khác, giày dép, hóa chất, xi măng, gỗ quặng, thiếc, máy bay, sắt, thép, xe hơi và linh kiện rời, máy móc, thiết bị.

       Nông nghiệp : là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê và bột cam nhiều nhất thế giới, xuất khẩu đậu nành đứng thứ 2 thế giới; các sản phẩm khác: gạo, bắp, mía, ca cao; thịt bò; sản xuất thực phẩm đủ dùng, trừ lúa mì

       Năng lượng
    Công suất điện năng: 437,3 tỷ KW trong đó:
    •    Hoá thạch: 8,3%
    •    Thuỷ điện: 82,7%
    •    Nguyên tử: 4,4%
    •    Năng lượng khác: 4,6%
    Tiêu thụ điện: 402,2 tỷ KWh
    XK điện: 2,034 tỷ KWh
    NK điện: 42,06 tỷ KW (nhập khẩu từ Paraguay)

    4. Lực lượng lao động.
       103, 6 triệu người hoạt động trong các lĩnh vực: dịch vụ  66%, nông nghiệp 20%, công nghiệp 14%  (2010)
       Tỉ lệ thất nghiệp 7% (2010)

    5. Kim  ngạch Xuất nhập khẩu
    Xuất khẩu. 199,7  Tỷ USD (2010)
        Mặt hàng xuất khẩu: phương tiện vận chuyển, quặng sắt, đậu nành; giày dép, cà phê, linh kiện xe hơi.
        Các bạn hàng chính: Trung Quốc 12,49%, Mỹ 10,5%, Argentina 8,4%, Hà lan 5,39%, Đức 4,5%
    Nhập khẩu: 187,7 Tỷ USD (2010)
        Mặt hàng nhập khẩu: máy móc, phương tiện vận chuyển, hoá phẩm, dầu thô, linh kiện ô tô, đồ điện tử
        Các bạn hàng chính: Mỹ16,12%,  Trung Quốc 12,61%; Argentina 8,77%; Đức 7,65%,  Nhật 4,3%

    6. T ỉ giá hối đoái.
       Tiền tệ: 1 Brazil Real (BRL)=100 centavos
       Tỷ giá hối đoái: BRL/1 USD 1,77 (2010);  2,0322 (2009), 1,8644 (2008), 1,85 (2007)

    7. Thông tin liên lạc:.
        Hệ thống tốt: 41,141 triệu máy ĐT cố định; 150,641 triệu ĐT di động; đài phát sóng: 1365 AM, 296 FM, 138 đài truyền hình; ba cáp đồng trục xuyên đại dương, 3 trạm tiếp vận mặt đất INTELSAT Đại tây dương và 64 trạm tiếp vận vệ tinh quốc nội.

    8. Giao thông vận tải
        Đường xe lửa: 28.857 km; 2.150 km đường xe điện
        Đường bộ:
        - Toàn bộ: 1.751.868 km
        - Trải nhựa: 96.353 km
        Thuỷ đạo nội địa: 50.000 km
        Cảng: Belem, Fortaleza, Ilheus, Manaus, Porto Alegre, Salvador, Santos, Río de Janeiro, Recife
        Phi trường: 3.279

    9. Chính sách đối ngoại:
        Bra-xin có vai trò quan trọng tại khu vực và ngày càng tăng trên trường quốc tế. Chính phủ của Tổng thống Lu-ít I-ná-ci-ô Lu-la đa Siu-va đề cao độc lập chủ quyền và quyền tự quyết; chủ trương củng cố và phát triển mọi mặt khối MERCOSUR; thúc đẩy liên kết, hội nhập khu vực, tích cực thúc đẩy thành lập Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) theo mô hình EU; quan tâm đẩy mạnh quan hệ với các nước ở các khu vực khác, trong đó chú trọng châu Á-Thái Bình Dương. Bra-xin đóng vai trò lãnh đạo Nhóm G20, bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát triển tại Vòng đàm phán Dô-ha.
    Bra-xin là thành viên của LHQ, WTO, Hiệp hội Liên kết Mỹ Latinh (ALADI), nhóm BRIC (Bra-xin, Nga, Ấn Độ, TQ), IBSA (Ấn Độ, Bra-xin, Nam Phi), Tổ chức các nước Châu Mỹ (OEA), Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), Hệ thống Kinh tế Mỹ Latinh (SELA), Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Nghị viện Mỹ Latinh (PARLATINO), Nhóm 77, G20, Diễn đàn Hợp tác Đông Á – Mỹ Latinh (FEALAC)...


    III. QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ -THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM

    1. Quan hệ ngoại giao:
        Việt Nam và Brasil thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 8/5/1989. Ta mở Tổng Lãnh sự quán tại Xao Pao-lô (1/1998) và nâng cấp thành Đại sứ quán (8/2000). Bra-xin mở Đại sứ quán tại Hà Nội tháng 9/1994 và là nước Nam Mỹ đầu tiên mở Đại sứ quán tại Hà Nội.

    2. Quan hệ chính trị:
        Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn thăm nhau: về phía Việt Nam, nổi bật là các Đoàn Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (5/2007), Chủ tịch nước Lê Đức Anh (10/1995) và Trần Đức Lương (11/2004), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (3/2006), và nhiều đoàn cấp Phó Thủ tướng, Bộ/Thứ trưởng thăm Bra-xin; về phía Bra-xin, có đoàn Tth Lula Da Silva(7/2008), Đoàn Quốc hội - Ngoại giao - Thương mại do Chủ tịch Hạ viện Aldo Rabelo dẫn đầu (10/2003), Bộ trưởng Ngoại giao Celso Amorin (2/2008), Thứ trưởng Ngoại giao Gomez de Mattos (11/2007), Thứ trưởng Bộ Phát triển và Công thương Ivan Ramalio (9/2007), một số đoàn Quốc hội, Bộ/ngành và doanh nghiệp thăm Việt Nam. Quan hệ văn hóa có bước phát triển mới: Bộ trưởng Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hoàng Tuấn Anh thăm Bra-xin (10/2009) thống nhất triển khai chương trình hợp tác văn hóa giai đoạn 2010-2012 và dự Tuần văn hóa Việt Nam tại Bra-xin; Hội nghị sỹ Bra-xin-Việt Nam (thành  lập  từ 20/4/1999) đã hoạt động trở lại do Hạ nghị sĩ Colbenr làm Chủ tịch.

        Hai bên đã ký Thoả thuận về tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, Hiệp định về hợp tác văn hoá, Thoả thuận về hợp tác giữa hai Phòng Thương mại, Thoả thuận về trao đổi công hàm dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc, Thoả thuận về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, Hiệp định về Hợp tác Y tế và Y học, Bản Ghi nhớ thành lập Ủy ban hỗn hợp, Hiệp định khung về hợp tác khoa học - công nghệ và Bản Ghi nhớ về hợp tác chống đói nghèo; Bản Ghi nhớ về hợp tác thể thao; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và Ngân hàng Bra-xin S.A. Trong khóa họp đầu tiên của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Bra-xin tại Bra-xin (5/2009), hai bên đã ký Biên bản Thỏa thuận và  tiếp tục thúc đẩy đàm phán các Hiệp định, Thoả thuận khác.

        Về hợp tác đa phương, Bra-xin đã ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, ứng cử làm UV không thường trực HĐBA/LHQ khoá 2008-2009; ta khẳng định ủng hộ Bra-xin ứng cử làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2010-2011 và trở thành Ủy viên Thường trực HĐBA/LHQ mở rộng.

    3. Quan hệ thương mại Việt Nam - Brazil

    Nhận xét:
    Quan hệ thương mại Việt Nam –Brazil ngày một phát triển. Vào năm hai nước thiết lập quan hệ  ngoại giao (năm 1989), thương mại hai chiều đạt 16 triệu USD. Bước sang năm 1994, kim ngạch nhảy vọt lên 52 triệu USD do Brazil tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Kể từ đó đến năm 2002, thương mại hai chiều có phần giảm sút. Năm 1996 giảm xuống còn 47 triệu, năm 1998 còn 37,3 triêu, năm 2000 tăng lên 26,2 triệu. Vào năm 2002, kim ngạch tăng trở lại,  đạt 42,9 triệu và năm 2003 đạt 47,1 triệu, năm 2007 đạt hơn 300 triệu, năm 2008 đạt 557 triệu và năm 2009 đạt 573 triệu, năm 2010 đặt hơn 1 tỷ USD.

    4. Về đầu tư:
        Brazil hiện đứng thứ 73 trên tổng số 92 quốc gia và lãnh thổ có FDI tại Việt Nam với 1 dự án có tổng số vốn đầu tư là 2,6 triệu trong lĩnh vực chế biến cao su ; Việt Nam có một dự án sản xuất mỳ ăn liền trị giá 0,8 triệu USD ở Bra-xin.

    5. ODA: Chưa có

    IV. QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI VCCI

    1. Thoả thuận hợp tác
        Phia Brazil đã thành lập: Phòng Thương mại Brazil Vietnam . Chủ tịch : Ruy Barreto

    2. Hoạt động triển khai
    •    Tổ chức Gặp gỡ DN Việt Nam và DN Brazil nhân chuyến thăm VN của Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Celsso Amorim( ngày 27/2/2008 ). DN brazil: 25

    •    Đón đoàn và doanh nghiệp và tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam- Brazil và Hội thảo Brazil Vietnam : Quan hệ đối tác mới nhân dịp Tổng thống Brarzil ( Da Silva) sang thăm Việt Nam (10/7/08). DN Brazil: 30.

    Copyright by VietNam Ministry of Foreign Affairs